var monthNames = new Array("01","02","03","04","05","06","07","08","09","10","11","12"); var dayNames = new Array("Chủ nhật,","Thứ Hai,","Thứ Ba,","Thứ tư,","Thứ Năm,","Thứ Sáu,","Thứ Bảy,") var now = new Date(); thisYear = now.getYear(); thisDay = dayNames[now.getDay()]; if(thisYear < 1900) {thisYear += 1900}; // corrections if Y2K display problem document.write("Hôm nay : " + thisDay +" "+"ngày"+" "+ now.getDate() + " tháng " + monthNames[now.getMonth()] + " năm " + thisYear); // -->

Nội dung công việc trường MG Bông Sen

Chào mừng bạn đến với trường MG Bông Sen - Huyện Phú Tân - Cà Mau

Học sinh trường MG Bông Sen

Giáo dục cho trẻ giữ gìn vệ sinh tay,chân, miệng

Hình ảnh trường MG Bông Sen - Phú Tân - Cà Mau

Hình ảnh giới thiệu tổng quan về trường.

Một góc ảnh trong phiên họp tại trường

Hội nghị cán bộ công nhân viên chức.

Saturday, June 7, 2014

CÁC TRƯỜNG MG HUYỆN PHÚ TÂN VÀ NHỮNG SẢN PHẨM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TỰ SÁNG TẠO!

Tuy mỗi trường học chọn một chủ đề thể hiện, song trên tinh thần tiết kiệm, sáng tạo các trường đã tạo ra những sản phẩm độc đáo, nhiều sắc màu. Các sản phẩm không chỉ là đồ chơi mà còn kích thích sự ham học hỏi và tư duy của trẻ.

Với bàn tay khéo léo của các cô giáo, những nguyên liệu đơn giản, thậm chí phế liệu đã không còn sử dụng được đã trở thành những món đồ chơi ngộ nghĩnh phục vụ việc giảng dạy đạt hiệu quả. Qua đó, không chỉ khắc phục tình trạng thiếu đồ dùng ở địa phương mà còn thể hiện tình yêu thương của các cô giáo dành cho các bé ở một huyện vùng sâu.

Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận tại Hội thi:



Sản phẩm của trường Mẫu giáo Bông Sen



Sản phẩm của trường Mẫu giáo Họa My



Sản phẩm của trường Mẫu giáo Cái Đôi Vàm



Sản phẩm của trường Mẫu giáo Sơn Ca



Sản phẩm của trường Mẫu giáo Hoa Hồng



Sản phẩm của trường Mẫu giáo Hướng Dương.



Sản phẩm của trường Mẫu giáo Hoa Mai

Thu Hồng- Trường THCS Tân Hưng Tây

10 ĐIỀU CHA MẸ NÊN DẠY CON VỀ CUỘC SỐNG

Có rất nhiều điều cha mẹ dạy sẽ theo con đi suốt cuộc đời. Hãy cùng xem và suy nghĩ về những điều bạn nên dạy con dưới đây:

1. Độc lập
Đối với mỗi người, điều quan trọng là phải sống và suy nghĩ độc lập. Độc lập mang lại sự tự tin, thành công cho bạn trong cuộc sống. Và đó cũng là điều bạn nên dạy cho con.

2. Sức khỏe là trên hết
Trong khi hầu hết mọi thứ của cải trong cuộc sống chúng ta đều có thể làm ra thì sức khỏe không phải là thứ bạn có thể có lại được sau khi đã đánh mất nó. Quan tâm đến sức khỏe sớm nhất có thể là những gì cha mẹ nên dạy và để cho con cái học hỏi từ mình.

3. Tầm quan trọng của gia đình

Cha mẹ nên dạy con rằng gia đình giữ một vị trí đặc biệt trong cuộc sống của mỗi người và không bao giờ được xao lãng cho dù con đã đạt đến đỉnh cao của thành công. Cách tốt nhất cha mẹ nên là tấm gương để dạy con về tình yêu gia đình.

4. Sức mạnh của cho đi

Cha mẹ nên cho con thấy sự kỳ diệu và sức mạnh của cho đi. Khi cho đi, con sẽ nhận lại được hạnh phúc. Một nụ cười chân thành là điều hiếm thấy và con sẽ thật sự hài lòng khi biết mình là nguyên nhân tạo ra nụ cười ấy.

5. Không bao giờ từ bỏ niềm đam mê
Nụ cười đến từ niềm đam mê. Nó thậm chí có thể là những điều rất đơn giản như khi mẹ nấu nướng, mặc váy cho con, đưa con đến công viên hoặc trường học. Niềm đam mê chính là nhiên liệu cho cuộc sống. Khi bạn đánh mất niềm đam mê, bạn sẽ mất đi niềm hy vọng. Hãy dạy con về điều đó.

6. Giúp đỡ người khác
Cha mẹ nên ở cạnh con để giúp đỡ khi con cần. Cha mẹ đơn giản chỉ cần cảm nhận được nhu cầu của con ngay cả khi con không nói một từ. Làm như vậy, cha mẹ đã dạy con hãy đưa tay ra giúp đỡ mỗi khi nghĩ rằng ai đó cần.

7. Cuộc sống là để học hỏi
Cha mẹ luôn cho con cái thấy cuộc sống là một quá trình học hỏi. Hãy gieo niềm tin cho con bạn rằng không có gì là không thể làm hoặc học hỏi và hãy nỗ lực để chứng minh cho bản thân và cho người khác thấy con có thể.

8. Tránh xa sự tức giận và hận thù

Cha mẹ nên dạy con tránh xa nỗi tức giận và hận thù. Hãy nhắc lại nhiều lần với con rằng tức giận và hận thù là hai kẻ thù của cuộc sống. Chúng có thể khiến con lạc lối trên con đường phía trước.

9. Định nghĩa về cái đẹp
Cha mẹ bạn luôn coi bạn là người đẹp nhất, hoàn hảo nhất. Khi bạn lớn lên, bạn bắt đầu hiểu ra rằng cảm nhận về cái đẹp không chỉ xuất phát từ vẻ bề ngoài mà xuất phát từ nội tâm. Hãy dạy cho con bạn điều đó.

10. Tầm quan trọng của lòng biết ơn

Hãy dạy con cách nhận biết và lòng biết ơn mỗi khi thấy ai đó làm việc tốt với mình. Lòng biết ơn cũng là chìa khóa của thành công cho con trong cuộc sống sau này.

Nguồn: VnExpress

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - NGUYỄN HỒNG NGỌC

Đây là bài sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi trong năm học vừa qua. Nếu cần các cô có thể tải về tham khảo thêm cho các tiết dạy sau.

THÔNG TIN LIÊN HỆ CÁN BỘ - GIÁO VIÊN TRƯỜNG MG BÔNG SEN

Họ Và Tên
Chức Vụ
Email
Nguyễn Thị Diệp Hiệu Trưởng mgbongsen_phutan@yahoo.com.vn
Nguyễn Thu Thủy Hiệu Phó  
Nguyễn Thị Diễm Trinh CTCĐ  
Vương Tú Linh Văn Thư  
Bao Cẩm Dung Kế Toán  
Nguyễn Hồng Ngọc Giáo Viên nhngoc1610@gmail.com
Lê Duy Ral Giáo Viên  
Hồ Ánh Nguyệt Giáo Viên  
Phạm Thị Thảo Giáo Viên  
Nguyễn Thị Bích Nguyên Giáo Viên  
Nguyễn Hải Đăng Bảo Vệ  

Ghi Chú: Những thông tin trên nếu có sai sót mong quý cô giáo thông cảm và cung cấp thông tin để hoàn thiện hơn. Cảm ơn!


Giáo viên: Nguyễn Hồng Ngọc

MẸ NUÔI KHÔNG KHÉO, CON KÉM THÔNG MINH

Dành cho con những gì tốt đẹp nhất luôn là tâm niệm của các bà mẹ. Tuy nhiên, liệu cách làm của mẹ có thật sự phù hợp và đúng đắn không mới là câu hỏi đáng quan tâm. Hiện nay có rất nhiều mẹ nhịn ăn nhịn tiêu, dành phần lớn thu nhập để sắm sửa cho con mình những vật dụng đắt tiền nhất hoặc các đồ ăn cũng như thức uống "xịn" nhất hy vọng con sẽ phát triển thông minh và khỏe mạnh. Nhưng các mẹ có thể không ngờ rằng, chính thói quen ấy của mình vô tình ảnh hưởng không nhỏ đến trí tuệ cũng như sức khỏe của trẻ. Các mẹ hãy cùng tìm hiểu các thói quen của mình có được liệt kê dưới đây không để điều chỉnh cho phù hợp với bé.

Mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ
Hầu hết các mẹ đều muốn mua cho bé nhà mình thật nhiều đồ chơi, một phần vì chiều con, một phần vì tâm lý muốn sắm sửa cho con của mình. Thậm chí có những mẹ còn cảm thấy hạnh phúc khi bé tỏ ra thích thú với đống đồ chơi mẹ mua. Nhưng mẹ không biết rằng, điều này vô tình lại làm cho bé không thể tập trung vì bị phân tán bởi quá nhiều đồ chơi xung quanh mình.

Mẹ nên biết rằng, càng ít đồ chơi, bé sẽ càng phát huy được khả năng sáng tạo. Bởi chỉ quanh đi quẩn lại một vài món đồ chơi sẽ khiến bé tự mò mẫm, khám phá ra những điểm hay ho mới mẻ của món đồ đã cũ. Điều này sẽ khiến bé tích cực suy nghĩ nhiều hơn và não cũng sẽ hoạt động nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của bé.

Cho bé ăn quá nhiều chất
Các mẹ luôn có xu hướng tìm những thức ăn bổ dưỡng nhất để tẩm bổ cho bé. Theo suy nghĩ chung của người Việt, con ăn được càng nhiều thì mẹ càng hạnh phúc. Điều này vô hình chung đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến trí thông minh của trẻ. Việc ăn uống thừa chất sẽ dẫn đến hiện tượng xơ cứng động mạch não, xuất hiện sự lão hóa non và suy sụp tinh thần. Vì vậy mẹ chỉ nên cho bé ăn vừa phải, cân bằng giữa các thực phẩm sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của bé.

Cho bé ăn nhiều đồ ngọt
Nhiều mẹ có sở thích nấu ăn và rất thích làm cho con mình các loại bánh ngọt và đồ tráng miệng ngon lành. Tất nhiên chẳng có bé nào từ chối đồ ngọt cả và luôn hưởng ứng nhiệt tình tất cả các món mẹ nấu.

Tuy nhiên mẹ hãy thật cẩn trọng vì ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ có xu hướng hạ thấp chỉ số IQ của trẻ. Sở dĩ như vậy là bởi sự phát triển não bộ của trẻ không có cơ hội phân tách thức ăn nhiều protein và vitamin. Đồ ngọt sẽ làm giảm sự thèm ăn, giảm lượng protein cao và vitamin tổng hợp khiến cho cơ thể trẻ suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ.

Cho rằng bé ít nói mới là ngoan

Trong xã hội hiện nay, phần lớn các mẹ đều vừa đi làm vừa chăm con. Sau 8 tiếng vất vả ở cơ quan, nhiều mẹ cảm thấy mệt mỏi khi bé nhà mình cứ đòi nói chuyện liên tục, nói không biết ngừng nghỉ. Thậm chí có mẹ còn thích thú khi bé ít nói và ít nghịch ngợm, mẹ sẽ nhàn hơn. Mẹ không biết rằng, nói chuyện cũng như giao tiếp thường xuyên sẽ giúp trẻ thúc đẩy sự phát triển và thực hiện chức năng của não bộ. Càng giao tiếp nhiều, trí não của trẻ càng được kích thích vận động. Vì vậy mẹ nên dành thời gian nói chuyện với trẻ càng nhiều càng tốt.

Cho bé xem nhiều ti vi, máy tính bảng và điện thoại thông minh
Mẹ nên hạn chế cho bé sử dụng đồ công nghệ (ảnh minh họa)
Nhiều bà mẹ rất thích thú khi con mình biết chơi thành thạo các trò chơi trên thiết bị di động hay thuộc làu các mẩu quảng cáo trên ti vi. Thậm chí còn lấy điều đó làm thước đo sự thông minh của bé và đi so sánh với các bé khác. Có mẹ còn cố tình cho bé xem ti vi hoặc chơi điện tử để dỗ bé ăn hoặc khiến bé ngồi chơi yên cho mẹ làm việc khác.

Mẹ không lường được rằng, trẻ tiếp xúc với ti vi hay máy tính nhiều sẽ dẫn tới tình trạng lười vận động, hạn chế giao tiếp. Khả năng tư duy ngôn ngữ vì thế luôn ở thế bị động. Có nhiều bé còn mắc phải chứng tự kỉ vì thói quen này của bố mẹ. Vì vậy dù có bận đến đâu thì các mẹ đừng nên để bé tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử này mà hãy cũng con tham gia các hoạt động vui chơi có lợi khác.

Theo khampha.vn

BÍ QUYẾT DẠI TRẺ VƯỢT QUA SỰ THẤT BẠI

Nếu bạn vẫn tôn trọng kể cả trong thời điểm con cư xử không tốt, trẻ sẽ hiểu và thực hiện những hành vi đúng với bạn mong đợi.

Trò chuyện với phụ huynh tại Hội quán các bà mẹ TP HCM, tiến sĩ Vũ Thu Hương (giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng, trong quá trình nuôi dạy con, nhiều cha mẹ thường chỉ tập trung giáo dục phương pháp làm sao để giành chiến thắng và có điểm số cao mà quên dạy trẻ cách đối diện với khó khăn, thất bại trong cuộc sống. Hệ lụy là khi gặp phải những tình huống khó khăn hay thất bại trong học hành, tình cảm, đứa trẻ gần như mất phương hướng, thậm chí có thể hành động dại dột hủy hoại bản thân chỉ vì không chịu nổi áp lực.
Ảnh minh họa: News.


Theo tiến sĩ Thu Hương, cách hành xử của cha mẹ trong mọi tình huống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thái độ ứng xử của con trẻ trong hoàn cảnh tương tự. Chẳng hạn có bà mẹ òa khóc khi con trượt trong kỳ thi hát, vẽ ở trường. Một số sẵn sàng ăn miếng trả miếng khi nghe cô giáo chê bai con mình thẳng thừng. Nhiều phụ huynh chứng kiến con thất bại lại đánh đòn. Không ít ông bố bà mẹ nói xấu giáo viên ngay trước mặt con chỉ vì bực tức. Điều này vô hình chung làm đứa trẻ hiểu rằng đó là thái độ đúng đắn, từ đó chúng sao chép và lặp lại khi có điều kiện tương tự.

"Người nào cũng có những lúc chưa thành công trong cuộc đời do quá kỳ vọng vào việc gì đó, khi kết quả không như mong muốn thì thấy thất vọng. Ai cũng nói 'thất bại là mẹ thành công', nhưng nếu không biết rút kinh nghiệm thì thất bại sẽ chỉ là mẹ thất bại và còn kéo theo một vài tính xấu nữa, chẳng hạn thái độ bao biện", tiến sĩ Hương lưu ý.

Ngược lại, trong một số trường hợp, cách cư xử khôn khéo và hợp tình hợp lý của cha mẹ sẽ phát huy tác dụng giáo dục tốt, giúp con hiểu được đâu là đúng - sai. Từ đó trẻ sẽ biết cách điều chỉnh hành vi cho phù hợp với kỳ vọng tốt đẹp của cha mẹ.

Như trường hợp chị Hạnh (quận 2, TP HCM) có con gái tên Loan, học lớp 2. Bé sở hữu giọng hát khá hay và truyền cảm. Một lần đi hát ở trường, Loan đơn ca rất hay và được cô giáo đánh giá cao. Khi tập hát đồng ca, bé không chịu hát chung với đội văn nghệ trường mà cứ đòi hát một mình. Chứng kiến cảnh ấy, chị Hạnh đề nghị cô giáo cứ cho con ra khỏi đội với lý do là con chưa tự tin khi hát cùng dàn đồng ca.

Nghe tin bị loại, cô con gái lao về phía mẹ, tỏ thái độ vô cùng thất vọng và òa khóc. Lúc đó người mẹ trẻ ôm lấy con, xoa lưng an ủi và ra hiệu cho cô giáo đừng lại gần khi cô định đến bên an ủi 2 mẹ con. Sau khi con đã nguôi ngoai, chị Hạnh lấy ra một tờ giấy và dặn con hãy ghi ra câu trả lời vào chỗ trống như sau: Để không bị loại, con phải... Nếu con... thì con sẽ không bị loại. Nếu con... thì cô sẽ loại con.

Bé Loan đã điền vào những chỗ trống đúng như mong mỏi của chị Hạnh như sau: Để không bị loại, con phải tập hát đồng ca với các bạn. Nếu con chịu tập hát đồng ca thì con sẽ không bị loại. Nếu con cứ đòi hát một mình thì cô sẽ loại con.

Sau khi con viết, chị Hạnh đọc lại và bảo bé rằng: "Mẹ rất thương khi con bị loại, nhưng mẹ nghĩ con sẽ thành công lần tiếp theo". Mặc dù còn rất buồn, nhưng sau lần đó, con gái của chị đã khiêm tốn và ngoan hơn nhiều.

Để biết cách cùng con vượt qua những áp lực, thất bại trong cuộc sống, tiến sĩ Thu Hương có một số gợi ý với phụ huynh như sau:

- Các dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị áp lực: Hàm răng nghiến chặt, cơ thể căng thẳng, nhịp thở tăng... Nếu đã nhận ra những biểu hiện đó, hãy giúp loại bỏ chúng khỏi con bạn. Hãy hợp tác cùng con để giải quyết vấn đề. Hãy nhớ rằng thất bại sẽ là bài học rất tốt cho trẻ nếu như bố mẹ biết cách xử lý.

- Đừng trách mắng khi con thất bại vì chính các em đang đau khổ lắm rồi. Thay vào đó, hãy tìm cách an ủi và giúp con nhận ra sai lầm của mình.

- Có thể đưa con đi tìm những cách để giảm căng thẳng, áp lực như đi chơi núi, học bơi, thể thao...

- Hãy nói cho con hiểu rằng ai cũng rất mệt khi leo núi, đến lưng chừng đã muốn nghỉ và đi xuống. Nhưng quang cảnh nhìn từ trên núi xuống là phần thưởng chỉ dành cho những người đã leo đến đích. Từ đó hãy cổ vũ, khuyến khích trẻ leo núi và tận hưởng cảm giác chiến thắng.

- Tôn trọng trẻ ngay cả khi chúng không tốt: Nếu bạn vẫn tôn trọng bé kể cả trong thời điểm bé có cư xử không tốt, con bạn sẽ biết những hành vi mà bạn mong đợi từ bé. Điều này cũng sẽ củng cố hành vi tích cực. Ngay cả ở trường, giáo viên có thể sử dụng kỹ thuật này bằng cách nhận xét như: "Con hôm qua rất ngoan, chắc hôm nay con hơi mệt thôi".

- Trẻ em thường làm theo gương của cha mẹ. Nếu bạn bị mất kiểm soát khi tức giận và bắt đầu la hét hoặc đánh người, thì con bạn cũng sẽ "sao y bản chính". Bạn không thể mong đợi bé thay đổi hành vi của mình nếu bạn tự mình "nổ" mỗi khi bị áp lực.

- Gần gũi: Một trong những sai lầm lớn nhất cha mẹ mắc phải là tự tách mình ra khỏi con cái khi chúng đang lớn lên. Nếu biết quan tâm đến những gì bé đang làm, bạn có thể giúp làm dịu cơn giận của con. Hầu hết đứa trẻ tức giận hoặc cư xử không thích hợp thường ít được bố mẹ chú ý. Đừng khó chịu nếu con bạn muốn cùng bạn tham gia một số hoạt động, hãy xem đây là cơ hội vàng để gắn bó với chúng.

- Thiết lập giới hạn khi còn nhỏ: Nếu bạn quá nuông chiều con trong những năm đầu đời thì sau này bé sẽ đòi bạn đáp ứng tất cả nhu cầu cao hơn. Nếu bạn từ chối yêu cầu, bé sẽ nổi giận, nhưng bạn cần phải nói "Không" với con trong những trường hợp nhất định, để bé biết rõ ràng về các giới hạn.

- Dạy cho trẻ cách giao tiếp hiệu quả sẽ có tác dụng rất lớn trong việc đối phó với cơn giận giữ của chúng sau này. Cố gắng dạy cho bé cách thể hiện tình cảm thái độ bằng lời nói thay vì chửi bậy. Chúng cần được biết rằng để chứng minh một điều gì đó không nhất thiết phải sử dụng những lời lẽ thô tục, có thể giúp bé hiểu bằng trường hợp cụ thể.

- Không nên áp dụng hình phạt thể chất. Một hình phạt tốt sẽ giúp cho sự phát triển của trẻ, bạn có thể sử dụng những cách khác nhau thay vì đánh, mắng trẻ. Hãy nhớ rằng cách bạn cư xử với con khi đang tức giận sẽ đặt nền móng cho sự tức giận của bé sau này.

- Tâm sự: Khi cha mẹ tạo một mối quan hệ thân tình với con cái như bạn bè, trẻ sẽ tin tưởng thổ lộ những vui buồn của chúng để cha mẹ có lời khuyên kịp thời với những bức xúc chúng gặp trong đời.

Theo Vnexpress

MẸ SÁNG TẠO 3 MÓN CỦ QUẢ VUI NHỘN CHO BÉ

Cà chua, dưa chuột hay những miếng táo được thiết kế tươi sáng, vui vẻ sẽ hấp dẫn bé ăn rau hơn.

Cách làm rất đơn giản thôi. Thỉnh thoảng mẹ nên thay đổi hình thức món ăn để kích thích vị giác của bé nhé!

1. Đầu cà chua
Nguyên liệu: cà chua (cỡ nhỏ), đậu Hà Lan, đậu đen, ớt chuông vàng, miếng kiwi.

Cách làm: Với một con dao nhỏ, bạn cắt khoanh dưới núm cà chua để tạo thành chiếc mũ. Dốc ngược cà chua cho ráo nước, rồi tạo viền bằng đậu Hà Lan. Dùng kem để tạo chất kết dính mắt là đậu đen, mũi là miếng ớt chuông vàng và miệng là miếng kiwi.

2. Xe đua dưa chuột
Nguyên liệu: 2 quả dưa chuột (một cho thân xe, một cho các bánh xe); cà chua bi hoặc củ cải đỏ; 2 hạt đậu đen làm mắt; dao và tăm xỉa răng.

Cách làm: Dùng đầu dao nhọn, khoét một lỗ trên thân dưa chuột làm chỗ ngồi cho lái xe. Cắt 4 miếng dưa chuột từ quả dưa khác làm 4 bánh. Xiên bánh xe vào thân xe bằng tăm. Dùng cà chua bi/ củ cải đỏ làm người lái xe, đính 2 mắt và tạo hình miệng rồi gắn vào thân xe bằng tăm.

3. Bướm táo, carrot
Nguyên liệu: Táo, carrot, quả bơ.

Cách làm: Kẹp bơ vào hai miếng táo như món sandwich. Sắp xếp và tạo hình để món ăn trở thành hình con bướm đẹp mắt.

Theo afamily

TRANG BỊ NĂNG LỰC CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẨU GIÁO TƯ THỤC

Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em tại nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục vừa được Bộ GD&ĐT ban hành.

Đối tượng bồi dưỡng là người có bằng tốt nghiệp THCS hoặc tương đương trở lên đang làm hoặc có nguyện vọng làm công tác quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em tại nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục nhưng chưa được đào tạo, bồi dưỡng năng lực hoặc chưa có văn bằng, chứng chỉ về giáo dục mầm non theo quy định.

Chương trình có tổng số 300 tiết,, trong đó có 165 tiết thực hành với 5 chuyên đề: Chăm sóc sức khỏe và bảo đảm an toàn cho trẻ mầm non; Tâm lý và giáo dục trẻ mầm non; Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non; Công tác quản lý cơ sở giáo dục mầm non; Thực tập tại cơ sở giáo dục mầm non.

Kết thúc mỗi chuyên đề trong chương trình bồi dưỡng này sẽ có một bài kiểm tra chuyên đề, đánh giá theo kết quả học tập ở đầu ra. Nội dung, hình thức, thời gian kiểm tra do Thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng quyết định và phải được công bố trước khi thực hiện khóa bồi dưỡng.

Điểm kiểm tra kết thúc chuyên đề được chấm theo thang điểm hệ 10 (từ 0 đến 10), bài kiểm tra phải đạt từ 5 điểm trở lên mới đạt yêu cầu.

Người học tham dự ít nhất 80% thời gian lên lớp lý thuyết, thực hiện đầy đủ các bài thực hành, thực tập và các yêu cầu của chuyên đề, chấp hành đúng các quy định của cơ sở giáo dục thì được tham dự kiểm tra chuyên đề đó.

Người học được quyền dự kiểm tra kết thúc chuyên đề không quá 3 lần. Nếu đã hết số lần dự kiểm tra kết thúc chuyên đề nhưng điểm chưa đạt yêu cầu hoặc không đủ điều kiện dự kiểm tra được quy định thì phải học lại chuyên đề đó mới được dự kiểm tra.

Người học có điểm kiểm tra của tất cả các chuyên đề trong chương trình bồi dưỡng đạt yêu cầu sẽ được Thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng chương trình này xem xét, công nhận và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa bồi dưỡng theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT.

Theo GD&TĐ